Tuesday, May 09, 2006

KHÁI QUÁT VỀ ÐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI DO THÁI


1.               NỖI NIỀM CỦA MỘT DÂN TỘC BỊ TRỊ

 

Dân tộc Do Thái là một dân tộc lâu đời, họ cư ngụ trên miền đất cũng rất cổ xưa. Nhưng Cộng Hòa Israel lại là một quốc gia non trẻ, chỉ mới được thành lập cách nay nửa thế kỷ. Ðất nước ấy lại nằm trên giao điểm của ba châu lục: Âu, Á, Phi nên luôn là mục tiêu xâm lược của đế quốc. Quyển Kinh Thánh  Do Thái giáo đồng thời cũng là quyển lịch sử của dân tộc này đã ghi lại diễn biến lịch sử của dân tộc từ khoảng năm 1800 trước công nguyên. Dưới sự lãnh đạo của Abraham, một nhóm dân du mục từ Mesopotamia (Lưỡng Hà) đến  định cư tại Canaan. Cháu của Abraham là Jacob có 12 người con trai, bắt đầu từ đây hình thành 12 chi tộc, phát triển đông đúc thành dân Israel ngày nay.

Lịch sử dân tộc Do Thái là lịch sử của một dân tộc bị lưu đày. Con cháu của Abraham khi đến định cư tại vùng châu thổ sông Nile đã bị các Pha-ra-ông Ai Cập biến thành nô lệ. Khoảng năm 1300 trước công nguyên Mô-sê đã lãnh đạo dân nô lệ Do Thái trốn khỏi Ai Cập, họ đã gặp phải nhiều bất trắc trên đường chạy trốn... Chính trong hoàn cảnh này, Mô-sê đã thuyết phục họ phải tin tưởng vào vị thần tối cao là Yahweh, chính vị thần này đã dẫn dắt dân Do Thái ra khỏi Ai Cập. Mô-sê đại dịên dân Do Thái lập một giao ước thỏa hiệp với thần Yahweh là chỉ tôn thờ một mình Ngài.

Khoảng năm 1250 trước công nguyên, sau khi Mô-sê mất, người kế nghiệp ông là Joshua dẫn dắt dân Do Thái quay về lại Canaan. Tại đây xung đột liên miên diễn ra giữa ba nhóm người: Người Canaan bản địa, người Philistine từ đảo Crete đến và người Do Thái. Trong đó, người Philistine mạnh nhất và họ làm chủ được Canaan.

Mãi đến khi Ðavid kế nghiệp Saul lãnh đạo người Do Thái mới chiếm lại được vùng Canaan. Năm 63 trước công nguyên đất nước lại bị La-mã đặt ách đô hộ. Chính lịch sử không may mắn của họ đã biến họ thành một dân tộc khao khát tự do, độc lập. Những cuộc đấu tranh với các thế lực ngoại bang diễn ra suốt chiều dài lịch sử của dân tộc này. Người Do Thái lưu lạc khắp thế giới. Ðến năm 1947, họ trở về lập quốc theo một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Từ ngày lập quốc đến nay, xuất phát từ tâm lý "sợ mất nước", quá khứ lịch sử đen tối luôn ám ảnh họ, người Do Thái ngày nay đã không hề nương tay với người Palestine. Ðối với người anh em Palestine, họ đã biến cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước thành cuộc chiến xâm lược tàn bạo, áp dụng luật "mắt đổi mắt răng đổi răng" của kinh thánh Do Thái giáo, đối đầu với khối Ả Rập, biến Trung Ðông thành lò thuốc súng. Cuộc chiến giữa Israel và người Palestine ngày nay đã làm cho vùng Trung Ðông thành một trong những điểm nóng nhất của thế giới.

 

 

2.               VỊ CỨU TINH VÀ SỰ KHAO KHÁT  TỰ DO ÐỘC LẬP CỦA DÂN TỘC DO THÁI

 

Theo truyền thống văn hóa Do Thái, danh xưng Mashiah, Messiah (phiên âm Việt ngữ là Mê-si-a) nhằm chỉ giới qúy tộc Do Thái. Mashiah, (Messiah) nghĩa là "người được xức dầu". Ðây là một nghi thức dùng trong việc phong vương cho vua chúa. Người Do Thái xưa sống dước ách thống trị của đế quốc La-mã, họ luôn mang tâm trạng kích động, khao khát trong chờ một "Vị Cứu Tinh"  cứu họ ra khỏi xiềng xích nô lệ. Theo Cựu Ước, vị cứu tinh đó phải là một Mê-si-a, nghĩa là một người thuộc dòng dõi qúy tộc đã được "xức dầu". "Vị Cứu Tinh" hoặc "Cứu Thế" là vị anh hùng cứu quốc, mang sứ mạng giải phóng  dân tôc Do Thái ra khỏi kiếp nô lệ ngoại bang.

 

3.               GIÊ-SU CÓ PHẢI LÀ MỘT MÊ-SI-A KHÔNG?

 

Giê-su ra đời trong bối cảnh dân Do Thái đang ngưỡng vọng về một anh hùng dân tộc, vị cứu tinh có khả năng giải phóng đất nước ra khỏi cảnh lầm than, cơ cực dưới sự thống trị của đế quốc La-mã. Kinh Thánh của Do Thái giáo mô tả sự xuất hiện của một Ðấng Cứu Thế mang màu sắc  huyền bí, đầy quyền lực, được Thần Jê-hô-va sai xuống nhằm thỏa mãn não trạng vốn rất khát khao mãnh liệt về nền độc lập, tự do dân Do Thái..

Giới qúy tộc Do thái bấy giờ thuộc nhiều khuynh hương khác nhau. Nhưng đáng kể hơn cả là hai nhóm Pha-ri-sê-ô và Sa-đu-kê. Nhóm Pha-ri-sê-ô bảo thủ, trung thành với luật Mô-sê, đặt quyền lợi của giới qúy tộc lên trên quyền lợi nhân dân, tách biệt quần chúng nên gọi là "biệt phái". Nhóm Sa-đu-kê thuộc dòng dõi "Thầy Cả" Sa-đoc thời Ða-vit và Sa-lô-mon.

Năm 30 tuổi, Giê-su bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc thuyết giảng về "Tình Yêu""Nước Trời". Cả hai đề tài này rất hấp dẫn, tính thuyết phục cao, được quần chúng mà đại đa số là nhân dân lao động nghèo bị áp bức hưởng ứng nồng nhiệt. "Tình yêu và sự công chính", "Nước Trời và sự sống đời đời" đã là món ăn tinh thần hợp khẩu vị, Giê-su đưa ra đúng lúc quần chúng đang "đói" sự no ấm, tự do bình đẳng so với giới quý tộc Do Thái và bọn xâm lược La-mã. Ðây là lý do vì sao dân chúng theo Giê-su ngày một đông. Chính sự kiện này đã đẩy Giê-su vào thế đối đầu với Pha-ri-sê-ô và Sa-đu-kê. Họ đã thực sự lo ngại về ảnh hưởng của Giê-su đối với quần chúng. Hoạt động thuyết giảng của Giê-su đã tạo nên tác động kép, hình thành phong trào cách mạng chống đế quốc La-mã đồng thời ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế, chính trị mà giới quý tộc Do Thái đang nắm giữ. Vì vậy, các nhóm Pha-ri-sê-ô, Sa-đu-kê quyết tâm trừ khử Giê-su và đó cũng chính là ý muốn của đế quốc La-mã.

Giữa lúc Giê-su đang được lòng quần chúng, họ tôn vinh Giê-su là "Mê-si-a, Vua dân Do Thái" cũng là lúc các nhóm đối lập Pha-ri-sê-ô, Sa-đu-kê lên kế hoạch diệt trừ Giê-su. Dân chúng vì tin tưởng khả năng lãnh đạo của Giê-su, nên đã tôn vinh ông là "Mê-si-a", kỳ thực ông không phải là Mê-si-a vì ông chưa hề được tấn phong qua nghi thức "xức dầu", vả lại, các nhóm đối lập đang nghi ngờ về lý lịch qúy tộc của ông (dòng dõi vua Ða-vít). Cuối cùng họ cũng đã đạt được mục đích, bắt Giê-su nộp cho toàn quyền Phi-la-tô. Phi-la-tô đã hỏi ông: "Ông có phải là Mê-si-a, vua dân Do Thái không?" Vì Giê-su chưa hề được "xức dầu", ông không thể nhận là Mê-si-a theo luật Do Thái, nên thay vì ông trả lời thẳng câu hỏi của Phi-la-tô là: "phải" hoặc "không", ông lại trả lời chệch đi: "Thì cũng như ông nói đó thôi!" (Mc 15:2) Và để khỏi bị kết án phản loạn chống đế quốc La-mã, ông đã nói: "Nước tôi không thuộc về thế gian này, nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi sẽ chiến đấu. nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này" (Ga 18:36).

Phi-la-tô nhận thấy với một người tự nhận mình là "vua" của một "nước trời" nào đó, mà có lẽ chẳng  ai như ông ta, ví "nước trời" của mình như "cây cải" lại to lớn như cây cổ thụ, cành lá sum suê, chim trời có thể đến làm tổ trên cành cây to!? (Lc 13:18,19). Một con người như vậy chắc không ảnh hưởng gì đến an ninh của đế quốc La-mã, có thể ông ta là người "đầu óc có vấn đề!." như lời đồn đại: "Giê-su bị mất trí vì bị qủy vương Bêendêbun ám." (Mc 3:21,22). Vì thế, Phi-la-tô đã trả Giê-su về lại cho dân Do Thái để họ xử ông theo luật Do Thái. Ông đã bị xử treo trên thập giá với một chiếc biển nhỏ ghi dòng chữ: "Giê-su Na-za-ret vua dân Do Thái" hàm ý chế giễu về các mác "Mê-si-a" tự phong của ông.

Dựa vào thánh kinh Do Thái giáo, tức sách mà Ki-tô giáo gọi là Cựu Ước. Các tác giả đã "tiên tri" về "đấng cứu thế" xuất hiện giải phóng dân Do Thái. Sau sự kiện Giê-su bị kết án tử hình trước Công nghị Do Thái bởi toàn quyền Phi-la-tô, án lệnh đã được thực hiện tại núi Cal-va-ri-ô. Giê-su mất đi nhưng đất nước Do Thái vẫn không có gì thay đổi về mặt chính trị, dân chúng vẫn bị áp bức, bốc lột, Ðế quốc Rô-ma và bọn qúy tộc Do Thái thẳng tay đàn áp các phong trào đấu tranh của quần chúng.

Dưới sự cai trị hà khắc, độc đoán của toàn quyền Gesse Flori, năm 66, quần chúng tập hợp lực lượng nổi lên đấu tranh, cuộc chiến khốc liệt bình địa Jê-ru-sa-lem. Năm 70, Jê-ru-sa-lem lại bị bao vây cô lập, hàng triệu người dân vô tội phải chết vì nạn đói và dịch bệnh. Lại một lần nữa, dân Do Thái tập hợp lực lượng giao chiến. Năm 112, hoàng đế Trajan mang quân sang dẹp. Thế là tia sáng hy vọng độc lập vừa loé lên đã bị dập tắt bởi bàn tay thô bạo của đế quốc La-mã. Nhưng niềm khát khao về "đấng cứu thế" của dân tộc Do Thái vẫn còn nguyên vẹn.

Năm 132, một người tự xưng là "đấng cứu thế" tên Bar Kabeba dấy binh đánh chiếm Jê-ru-sa-lem, tuyên bố nền độc lập cho đất nước Do Thái. Hoàng đế Hadrian (117-138) cử đại binh đến chiếm lại thành, cuộc chiến kéo dài suốt ba năm làm hàng triệu người phải bỏ mạng, Jê-ru-sa-lem lại rơi vào tay đến quốc La-mã.

Ngay từ thời Giê-su cũng không thiếu kẻ tự nhận mình là "đấng cứu thế". Thời đó, để chứng tỏ mình là "vị cứu tinh", người này thường dùng thủ đoạn ma thuật phù phép như chữa bịnh, trừ qủy, làm phép lạ v.v nhằm lôi kéo, thuyết phục quần chúng. Hiện tượng nhiều người tự nhận mình là "đấng cứu thế" làm pháp thuật đã đã được Mac-cô nhắc đến trong Mc 9:39. 

Par Fabran Lagerkvist là nhà văn lớn của Thụy Ðiển ở thế kỷ 20, với tác phẩm "Barabba" (1950) nổi tiếng, đã mang về cho tác giả giải thưởng cao qúy: Giải Nobel văn học. Với tác phẩm này, Lagerkvist đã đặt Barabba làm "phản đề" của Giê-su. Theo truyền thuyết, Giê-su bị bắt và bị kết án tử hình nhằm vào dịp lễ Vượt Qua của người Do Thái. Vượt Qua là một lễ hội lớn theo truyền thống văn hóa Do Thái. Vào dịp này, theo thông lệ sẽ có một tử tù được tha. Phi-la-tô muốn nhân dịp này để tha cho Giê-su, nhưng lại gặp sự phản đối của đám đông. Họ đòi giết Giê-su và tha cho tên tử tù Barabba. Barabba là một con người nguy hiểm, tàn bạo, tính hoài nghi nhưng lại là người trung thực. Khi hắn ta được Giê-su "thế mạng", hắn ung dung ra khỏi tù nhưng cũng đắn đo suy tư về con người vừa thế mạng cho hắn. Vì vậy hắn bắt đầu tìm hiểu về con người đó. Lời đồn đại về Giê-su lúc chưa bị bắt và nhất là sau khi bị chết treo trên thập giá. Nào là trời đất tối tăm, rồi Giê-su biết mất khỏi huyệt mộ, thiên sứ đến giải cứu Giê-su từ sự chết sống lại v.v. khiến Barabba bán tín bán nghi, hắn quyết định đi tìm hiểu sự thật về con người này. Hắn đã tiếp cận với đám môn đồ của Giê-su, quan sát và thu thập chứng cứ. Cuối cùng, cái gọi là "mầu nhiệm phục sinh" đã không đánh lừa được Barabba, và hắn có thể chứng minh đó chỉ là một trò lừa bịp. Mặc dù tác phẩm "Barabba" của Lagerkvist chỉ là một tác phẩm văn học, các nhân vật và sự kiện đều là hư cấu, nhưng nó chuyển tải một nội dung lấy nhân bản làm chủ đạo. Trên đường hướng tới chân thiện mỹ, gạn lọc cái thiện, thủ tiêu cái ác, chỉ có con người với con người, không có một thế lực siêu nhiên nào can thiệp vào. Lagerkvist phủ nhận chủ nghĩa giáo điều, kiên quyết gạt bỏ sự sùng bái đau khổ để tìm sự cứu rỗi trong ảo tưởng. Tác phẩm "Barabba" đã mang về cho Lagerkvist giải thưởng văn học Nobel là hoàn toàn xứng đáng.

Ngày nay, dù Israel đã được độc lập, vững về chính trị, đặc biệt mạnh về quân sự. Nhưng quá khứ lịch sử đen tối luôn ám ảnh họ, biến họ thành kẻ bạo ngược với người Palestine. Ðặc biệt họ vẫn đang trong đợi một "đấng cứu thế" giữa thời đại nguyên tử, khả dĩ biến đất nước và con người Do Thái thành một đế quốc mới của vùng Trung Ðông ngày nay.

Tóm lại, quyển kinh thánh của Do Thái giáo đồng thời cũng là quyển lịch sử của dân tộc này, ghi lại tất cả các sự kiện mà phần lịch sử về các sự kiện "người thật, việc thật" chỉ chiếm khoảng 10%, 90% còn lại là huyền sử với những sự kiện hư hư ảo ảo., đôi khi thậm phi lý. Vì thế, không lạ gì với những anh hùng dân tộc (Mê-si-a, Vị Cứu Tinh, Ðấng Cứu Thế) xuất hiện trong lịch sử Do Thái thường có một lý lịch rất huyền bí, họ được sai đến để cứu dân Do Thái bởi một vị thần mà tính tình "mưa nắng thất thường", lúc nhân từ, lúc hung bạo, lúc phạt, lúc thưởng. Giê-su là một con người như vậy trong số những người được "sai xuống".  

                                                                                                                                                                                                                            

4.               CÁC NHÓM KI-TÔ NGUYÊN THỦY VÀ SỰ THÙ ÐỊCH CỦA ÐẾ QUỐC LA-MÃ.                

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                  

Sau khi Giê-su qua đời, các nhóm Ki-tô nguyên thủy được hình thành ở Jê-ru-sa-lem. Khởi đầu  cộng đồng này vẫn thuộc về Do Thái giáo, không tách biệt khỏi Hội đường Do Thái vẫn tổ chức hội họp ở Hội đường và sinh hoạt lễ bái ở Ðền thờ Do Thái giáo. Nhà cầm quyền Rô-ma lúc đó xem những nhóm Ki-tô nguyên thuỷ thuộc về Do Thái giáo, nhưng càng về sau, các nhóm này càng lớn mạnh, họ âm thầm tập hợp lực lượng hoạt động, tính cộng đồng cao. Họ bắt đầu tách ra khỏi Do Thái giáo. Chính lúc đó, La-mã mới để mắt đến họ. Khi thấy nguy cơ các nhóm Kitô nguyên thủy có thể kết hợp với nhau thành một lực lượng cách mạng. Ðế quốc La-mã quyết định ra tay trừ khử, đó là vào thời Nê-ron (54-68).

Năm 64, Nhân một vụ hỏa hoạn thiêu rụi cả một khu phố, ngọn lửa cháy dữ dội suốt 6 ngày đêm. Nê-ron cho rằng các nhóm Ki-tô nguyên thủy là tác giả của thảm kịch và quy trách nhiệm cho họ. Thế là một cuộc thảm sát đẫm máu mở đầu cho một giai đoạn khủng bố các phần tử Ki-tô nguyên thủy rộng khắp trên toàn lãnh thổ đế quốc La-mã. Nê-ron ra chiếu chỉ cấm mọi hoạt động của các nhóm Ki-tô nguyên thủy, chiếu chỉ có hiệu lực mãi đến 250 năm sau.

Những người kế nghiệp của Nê-rôn tiếp tục thi hành lệnh cấm, nổi bật trong số này phải kể đến Ðô-mi-ti-an (81-96). Ông cho truy lùng tất cả những người tự xưng là "vị cứu tinh", "đấng cứu thế" hoặc "vua dân Do Thái". Chính những người này có thể trở thành ngòi nổ của cuộc đấu tranh giải phóng dân Do Thái. Gioan, đệ tử thân tín của Giê-su cũng đã bị xử bỏ vào vạc dầu sôi vào thời Ðô-mi-ti-an.

Ðến thời Trajan (98-117), lệnh cấm vẫn hiệu lực, Trajan ban hành một chiếu chỉ mới về việc cấm hoạt động của các nhóm Ki-tô nguyên thủy dựa trên luật pháp hiện hành, chính sách của Trajan đối với Ki-tô nguyên thủy mang tính pháp lý cao. Những triều đại kế tiếp vẫn duy trì lệnh cấm hoạt động cho đến thời Constantine (306-337) Ki-tô giáo mới được chính thức công nhận bằng chiếu chỉ Milan.

 

5.               CONSTANTINE VÀ CÔNG GIÁO LA-MÃ

 

Trước một thực tế các lực lượng Ki-tô nguyên thủy ngày càng lớn mạnh về số lượng, tính đoàn kết, óc tổ chức trong các cộng đoàn, tinh thần kỷ luật biến họ thành một lực lượng đáng kể. Constantine khôn khéo thừa nhận sự hợp pháp của họ, biến họ thành một lực lượng hùng hậu thống nhất chung quanh ông, nhờ vậy ông chiến thắng tất cả các thế lực đối nghịch.

 

Hội nghị Ni-kê-a được Constantine triệu tập đã mở ra một chương mới, thống nhất tất cả các nhóm Ki-tô nguyên thủy thành một tổ chức duy nhất, hội nghị đưa ra một văn bản gọi là "Niềm tin tông đồ" tiền thân của "Kinh Tin Kính". Nội dung gồm một số tín điều như: Thiên Chúa Ba Ngôi, Ðức Mẹ Ðồng Trinh v.v. buộc tất cả các nhóm Ki-tô nguyên thủy phải chấp nhận, một số giáo phái phản đối các tín điều trên như giáo phái Arius bị tiêu diệt. Năm 340, Kitô giáo đổi tên thành Công giáo. Kể từ đấy, đạo mới Công giáo ngày càng bành trướng, thống lĩnh khắp Âu Châu..